null Phát triển du lịch Bạc Liêu trong tình hình mới

Du lịch
Thứ hai, 23/11/2015, 08:30
Màu chữ Cỡ chữ
Phát triển du lịch Bạc Liêu trong tình hình mới

Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, ngành du lịch đã có bước phát triển mạnh mẽ, đóng góp quan trọng vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế; thu hút đầu tư; tạo nhiều việc làm; xóa đói giảm nghèo; nâng cao dân trí; bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc; xây dựng và quảng bá hình ảnh đất, văn hóa, con người Bạc Liêu năng động, hiếu khách, thân thiện trọng nghĩa, trọng tình. Tuy nhiên, một số chỉ tiêu như tốc độ tăng trưởng khách du lịch quốc tế đến Bạc Liêu thu nhập xã hội từ du lịch, tỷ trọng đóng góp của ngành du lịch trong GDP của tỉnh và năng lực cạnh tranh của du lịch còn thấp so với các tỉnh trong khu vực. Bên cạnh đó nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng du lịch còn thấp. Mặt khác, nhận thức về phát triển du lịch ở một số nơi còn hạn chế; sự phối hợp liên ngành chưa hiệu quả; vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành chưa phát huy đầy đủ; hiệu quả hoạt động xúc tiến quảng bá chưa cao, nguồn nhân lực du lịch và hạ tầng giao thông chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; đầu tư cho du lịch chưa tương xứng; một số chính sách thúc đẩy phát triển du lịch còn bất cập, chưa tháo gỡ kịp thời; tình hình an ninh, an toàn, vệ sinh môi trường tại một số điểm đến chưa được duy trì thường xuyên có hiệu quả.

Để khai thác, phát huy hiệu quả các nguồn lực, tài nguyên du lịch của tỉnh nhà, tận dụng cơ hội thuận lợi trong nước, tạo bước phát triển đột phá cho ngành du lịch trong thời kỳ mới đưa ngành du lịch Bạc Liêu phát triển nhanh, hiệu quả trở thành ngành kinh tế mũi nhọn có tính chất động lực. Vai trò của Ngành VHTTDL cùng với các cấp, các ngành cần nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, đem lại hiệu quả tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo nhiều việc làm, xóa đói giảm nghèo; tạo điều kiện thuận lợi và bảo đảm môi trường cho phát triển du lịch.

Tại các địa phương trọng điểm về du lịch như trung tâm thành phố Bạc Liêu, huyện Giá Rai tăng cường việc tuyên truyền, phổ biến sâu rộng, vận động nhân dân tự giác và tích cực tham gia giữ gìn an ninh trật tự, vệ sinh môi trường; tăng cường thực hiện nếp sống văn minh, lịch sự, tôn trọng pháp luật; xây dựng phong trào ứng xử văn minh, có thái độ cởi mở, chân thành đối với khách du lịch.

Xuất phát từ yêu cầu đổi mới các hoạt động du lịch trong tình hình mới ở tỉnh Bạc Liêu làm cho du khách có cảm nhận sự thay đổi năng động “càng đi càng thấy hay, càng tiêu xài càng thấy thích thú thỏa mãn, càng trãi nghiệm càng thấy thêm ấn tượng”, suy cho cùng du khách có thói quen tìm kiếm sự mới lạ, hấp dẫn có sức thuyết phục. Từ nhu cầu đó cần quan tâm đa dạng hóa các giải pháp tăng cường đưa tất cả những lợi thế vượt trội của Bạc Liêu được kết tinh trong các loại ngành hàng theo quan niệm mới như du lịch chữa bệnh, nghỉ dưỡng, hội nghị, khám phá, vui chơi giải trí cao cấp…đòi hỏi sự sáng tạo vô biên chứ không chỉ dừng lại như những cái đã có. Nói cách khác du lịch trong thời kỳ cạnh tranh quyết liệt là phải thường xuyên sáng tạo và liên tục sáng tạo để tránh sự nhàm chán cho du khách, điều này thường dễ thấy ở một số nơi khác ngoài tỉnh các loại hình di sản văn hóa đã được cấp bằng như di sản văn hóa lịch sử, lễ hội, còn lại các đối tượng như “di sản sống” về truyền thống, tập quán, di sản ẩm thực, di sản thiên nhiên, sinh hoạt cộng đồng, sự kiện VH, thể thao thì chưa được đầu tư đúng mức thậm chí còn bị lãng quên. Xét góc độ khác trong thời kỳ mới vai trò của ngành kinh tế du lịch có tốc độ phát triển nhanh nhất, có quy mô và sức lan tỏa rộng mạnh nhất và có tính toàn cầu cao, nó có tác động sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, tạo ra công ăn việc làm, sự bình đẳng giới, quốc gia, dân tộc thúc đẩy sự tham gia của các cá nhân. Trong xu thế phát triển mới dần dần chuyển từ mô hình phục vụ chuyên gia, sự kiện ngày nay từng bước du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, đặc biệt có sự quan tâm của các cấp ủy, chính quyền đầu tư chiều sâu hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội, nâng cấp kết cấu hạ tầng kỷ thuật, xây dựng các thương hiệu doanh nghiệp lớn, hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Công tác quản lý nhà nước có đề ra chiến lược phát triển quy hoạch, xây dựng chương trình hành động…Nhìn chung trong mỗi hoạt động đa số đều nhận được sự quan tâm cụ thể của lãnh đạo các ngành, các cấp, phân tích nội hàm của hoạt động du lịch của mình có cấu trúc, diện mạo rõ nét. Bên cạnh, việc phát triển các ngành kinh tế, văn hóa, KHCN, điện tử, tin học thì vai trò của du lịch trong tương lai sẽ có tác động rộng mạnh hơn kể cả vùng sâu, vùng xa kéo theo sự hình thành và phát triển cả hệ thống dân cư đô thị, vận tải, ngân hàng, dịch vụ, viễn thông… Nhìn tổng thể du lịch là ngành xuất khẩu tại chổ góp phần bảo tồn di sản, làng nghề truyền thống, bảo tồn văn học nghệ thuật, những giá trị văn hóa bản gốc đích thực đặc sắc của Bạc Liêu giàu tiềm năng, giàu sự khác biệt và có thêm xu hướng trở lại gần gũi hơn với môi trường tự nhiên theo trục “Bản sắc Bạc Liêu, văn minh truyền thống và thời đại, đảm bảo an ninh an toàn, đảm bảo hiệu quả kinh tế”. Định hướng tư duy mới phát triển sản phẩm du lịch tránh trùng lắp dẫn đến đơn điệu, do đó yêu cầu việc nghiên cứu phát huy chất xám trí tuệ của các chuyên gia, doanh nghiệp, nhằm khai thác tiềm năng du lịch Bạc Liêu đa dạng về loại hình, việc này nếu không tập trung sớm nghiên cứu khai thác thì nó vẫn năm im thiếu đi sức sống không được tỏa sáng thăng hoa, ngược lại có nguy cơ sẽ bị tụt hậu ngay. Bên cạnh đó, cần trưng cầu ý kiến các doanh nghiệp có kinh nghiệm góp ý phản biện, xây dựng theo dạng tìm đáp án mở chứ cũng không khuôn khổ khép kín, nhằm tranh thủ sự ủng hộ, đồng thuận từ nhiều phía tăng cường nội lực cho du lịch Bạc Liêu trong thời gian tới.

Thực trạng hiện nay Bạc Liêu là một trong những tỉnh có sản phẩm thương hiệu văn hóa du lịch đặc trưng nhiều nhất trong vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL khá sinh động theo các dòng sản phẩm như sản phẩm văn hóa lịch sử, tâm linh tín ngưỡng, nghệ thuật đờn ca tài tử, Công tử Bạc Liêu, sinh thái rừng biển, Điện gió, các công trình nghệ thuật kiến trúc lâu đời và hiện đại chính điều đó chúng ta cần quan tâm nhiều hơn về chất lượng để chẳng những được duy trì mà còn phát huy được hiệu quả. Chiến lược chất lượng thể hiện ở từng chi tiết sản phẩm, từng phân khúc trong chuổi dịch vụ và trong tổng thể điểm đến. Chất lượng dịch vụ phải được đo bằng sự hài lòng của khách, chất lượng điểm đến chỉ có thể đánh giá bằng giá trị trãi nghiệm mà du khách tiếp nhận được. Như vậy nhu cầu và sự kỳ vọng của du khách là tối thượng phải được đáp ứng thỏa mãn trong môi trường luôn luôn biến đổi. Du khách là trung tâm thì mục tiêu phát triển bền vững phải đảm bảo sự cân đối giữa việc làm hài lòng khách với lợi ích của điểm đến trong đó chính quyền, doanh nghiệp và người dân đều có vai trò quyết định tạo điều kiện thuận lợi nhất tháo gỡ những rào cản tạo môi trường thông thoáng cho doanh nghiệp, nâng cao nhận thức và chung tay cải thiện môi trường du lịch văn minh, thân thiện, an toàn…Chiến lược phát triển tư duy các sản phẩm được chuyển hóa thành chiến lược hành động trong từng lĩnh vực. Về thị trường phân đoạn theo mục đích, động cơ du lịch nhắm tới thị trường khách nghĩ dưỡng dài ngày, do đó cần nghiên cứu những sản phẩm tương ứng với những phân đoạn thị trường mục tiêu hướng tới đáp ứng nhu cầu đa dạng, khác biệt huy động mọi người cùng tham gia cung ứng dịch vụ. Bên cạnh đó cần quan tâm quản lý quy hoạch đúng theo định hướng phát triển khu, điểm du lịch tôn trọng tính đa dạng văn hóa, đa dạng sinh học và không gian khác biệt, nhưng đòi hỏi có sự kết nối tinh tế đặc biệt coi trọng các yếu tố bản địa và cuộc sống của cộng đồng dân cư. Đồng thời tập trung phát triển nguồn nhân lực lấy kỷ năng chuyên nghiệp làm trọng trong tương tác với du khách, quản trị liên kết kỷ năng nghề làm nền tảng, tập trung phát triển hạ tầng và cơ sở vật chất kỷ thuật kết hợp với các yếu tố truyền thống với các yếu tố hiện đại lồng ghép hài hòa với các yếu tố vùng, địa phương trong tỉnh nhằm nâng cao tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm trong điều kiện kinh doanh cạnh tranh ngày càng quyết liệt trong cùng một sản phẩm.

Thực trạng tình hình du lịch tỉnh Bạc Liêu trong những năm gần đây xác định rõ du lịch Bạc Liêu “Điểm hẹn văn hóa” do vậy các ngành chức năng cần tiếp tục nghiên cứu nội hàm sản phẩm nhằm hướng tới bảo tồn sức mạnh văn hóa nội sinh. Đồng thời cải tạo nâng cấp hoàn thiện các công trình dự án, chỉnh trang diện mạo văn minh đô thị, văn hóa nông thôn, kích thích đầu tư phát triển sản phẩm ngành nghề gắn liền với tăng cường đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Hiện đại hóa các cơ sở vật chất kỷ thuật đáp ứng thỏa mãn tối đa nhu cầu của du khách, tạo ra sức lan tỏa có tầm ảnh hưởng sâu rộng bởi những sản phẩm văn hóa đặc trưng khác biệt làm cho du khách cứ mỗi lần quay lại chiêm ngưỡng và hưởng thụ thấy được chiều sâu của sự tinh tế sáng tạo mới lạ luôn luôn hấp dẫn.

Bài: Minh Huấn

Số lượt xem: 6454

Tin đã đưa
Liên kết web
Thăm dò
 

 

SỞ VĂN HÓA, THÔNG TIN, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỈNH BẠC LIÊU
Chịu trách nhiệm chính: Bà Trần Thị Lan Phương, Giám đốc Sở, Trưởng Ban Biên tập
Địa chỉ: số 16 đường Cù Chính Lan, Phường 1, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu
Điện thoại: 02913.823.886 - Email: svhttttdl@baclieu.gov.vn

Số lượt truy cập
00137306
ipv6 ready